Tuyển tập sáng tác của học sinh nhà F trong mùa dịch Covid-19

Ngày đăng: 04/03/2020

Môn học nào cũng vậy - không hề chán nản, không gò bó, không rập khuôn. Chính vì thế mà kỳ nghỉ Tết "huyền thoại" này chính là dịp để học sinh nhà F "xuất bản" sáng tác của riêng mình.

Trong giai đoạn nghỉ học phòng dịch CoVid-19, học sinh THCS nhà F được tham gia nhiều dự án nhằm ôn luyện kiến thức, kích thích sự sáng tạo cũng như năng lực tư duy ngôn ngữ. Các con không chỉ sáng tác những mẩu truyện tranh, những bài thơ mà còn hóa thân mình vào thành 1 nhà biên kịch tài năng với những phân cảnh, nhân vật và lời thoại sống động.

Với chủ đề "Những người sống quanh tôi" trong Dự án Văn học của khối lớp 6, những cây bút như được dịp trổ tài với những quan sát đầy bất ngờ về những người thân yêu trong gia đình mình.

Bài thơ Ông Ngoại của Vương Gia Khiêm lớp 6A2 thể hiện tình yêu với người ông của mình qua tài quan sát vô cùng tỉ mỉ

Bài thơ Ông Ngoại của Vương Gia Khiêm lớp 6A2 thể hiện tình yêu với người ông của mình qua tài quan sát vô cùng tỉ mỉ

image 1 scaled 1      image

Những tác phẩm truyện tranh về người bà kính yêu với những mẩu chuyện ngộ nghĩnh

Dự án này bắt nguồn từ việc các con đã học về văn miêu tả, đã biết cách quan sát mọi thứ xung quanh rồi sau đó liên tưởng, tưởng tượng và vận dụng vào làm văn hoặc giao tiếp hàng ngày. Điều này vừa phát huy được khả năng sáng tạo - liên tưởng, vừa giúp các con có trải nghiệm khi được hóa thân thành một nhà thơ, một nhà sáng tác truyện tranh đầy tài năng. Quan trọng hơn là các con đã vận dụng được những kiến thức của văn miêu tả vào cuộc sống hàng ngày.

Trong khi đó, dự án Văn học khối lớp 7 với chủ đề "Những câu chuyện tục ngữ" là sợi dây kết nối văn học với đời sống, khiến văn học trở nên gần gũi với con người và giúp ta thấy được giá trị thực tiễn để vận dụng vào từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định sao cho phù hợp.

Kịch bản

(Cô giáo bước vào lớp học)

Cô giáo: Hôm nay các con sẽ làm một dự án nhóm. Lớp phó Văn của lớp, Phan giúp đỡ các bạn nhé!

Cả lớp (đồng thanh): Vâng ạ!

(Hết tiết học …)

(Phan đi tới chỗ Hải, Lân và Duy)

Phan: Bài tập lần này để một mình tớ làm là được rồi, các cậu không cần làm gì đâu, cứ thoải mái đi chơi đi. Đến ngày báo cáo chỉ cần học thuộc phần của mình là được rồi.

Lân (nhăn mặt): Không được! Mình phải cùng làm bài chứ, đây là bài tập nhóm mà. Cùng làm thì sẽ có kết quả tốt hơn mà.

Duy: Tớ thấy Lân nói đúng đấy, chúng mình cùng làm, vừa vui vừa hiệu quả.

Phan (liếc mắt, tỏ vẻ khinh bỉ): Sao mà tốt hơn, hiệu quả hơn được! Các cậu đâu học giỏi Văn như tớ. Tớ thì toàn được điểm 9, 10, còn các cậu được 7 đã là cao. Thôi, để tớ làm một mình, các cậu vừa không phải làm bài, vừa được điểm cao, lợi quá còn gì. Thôi, chốt thế nhá. (quay lưng, bước ra khỏi lớp)

Duy (đứng dậy, gọi với theo): Ơ … Này Phan …

(Hải kéo Duy ngồi xuống, Hải, Duy, Lân thởi dài)

(Tối hôm ấy, …)

(Phan ngồi ở trên bàn học, cắm cúi làm bài)

Phan: Ôi, sao bài lại khó thế này! Lượng công việc nhiều hơn mình tưởng rất nhiều. Cứ như vậy thì một mình mình bao giờ mới xong.

(Đêm hôm ấy, …)

Phan (nằm trên giường): Ngày mai mình phải đi xin lỗi các bạn thôi!

(Hôm sau)

(Phan bước đến chỗ Hải, Lân và Duy)

Phan (cúi đầu, lí nhí nói): Các cậu ơi, tớ xin lỗi về lời nói của tớ hôm qua. Tớ đã quá tự kiêu và không quan tâm đến cảm xúc của các cậu. Các cậu có thể tha thứ cho tớ và cho tớ cùng làm bài được không?

Lân (cười thân thiện): Cậu biết lỗi là tốt rồi, bọn tớ tha lỗi cho cậu. Chúng mình cùng làm bài nhé!

Hải: Chúng ta có 4 người, bài tập sẽ được hoàn thành nhanh chóng thôi! Chà, giờ tớ thấy câu tục ngữ cô dạy hôm qua, “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” lại hợp với bọn mình bây giờ quá nhỉ!

Duy (giọng hài hước, pha trò): Ớ, mà bọn mình có … 4 cây cơ mà nhỉ!

(Cả 4 bạn cười vui vẻ)

(Hôm sau)

Cô giáo: Cô đã xem bài của các nhóm. Các con đều làm rất tốt, nhưng cô đặc biệt khen bài của nhóm Phan, Hải, Lân và Duy. Cả lớp cùng vỗ tay tuyên dương các bạn ấy nào!

(Cả lớp vỗ tay)

(Chiều hôm ấy)

Phan: Cảm ơn các cậu. Nhờ có các cậu mà chúng mình mới được điểm cao, được cô khen. Tớ đã học được một bài học quý giá về sự đoàn kết từ các cậu nữa.

Duy: Không có gì. Từ bây giờ hãy cùng giúp đỡ nhau nhé.

(Từ đó, Phan, Hải, Lân và Duy chơi với nhau rất thân thiết)

Dự án này xuất phát từ việc các con đã học và hiểu về tục ngữ - cuốn bách khoa toàn thư mà nhân dân lao động đã đúc kết, chiêm nghiệm qua thực tế đời sống hàng nghìn năm nay.

Kịch Bản

Phân cảnh 1: Tại một ngôi làng nhỏ

Phân cảnh 2: Bên gốc cây trong làng

Nội dung phân cảnh

Phân cảnh 1: Trong ngôi làng nhỏ ấy không có nhiều người sinh sống, chú Mạnh là người nghèo nhất xóm nhưng có lòng nhân hậu. Một đêm xuất hiện một người đàn ông lạ mặt khiến dân làng người sợ hãi, người tức giận, người lại thấy thương xót.

Phân cảnh 2: Người đàn ông lạ mặt bị dân làng chửi bới, đánh đập. Chú Mạnh đến và nói lí lẽ, bênh vực ông lão già.

Lời thoại

1. Chú Mạnh:

Lời thoại 1:

(Khi đứng lên bênh vực cho người đàn ông lạ mặt): “Tất cả hãy dừng lại đi, ông ấy cũng là con người, chúng ta cũng là con người, sao lại phải đánh đập ông ấy như thế cơ chứ, chẳng phải từ trước đến nay làng ta luôn chào đón những vị khách sao, sao giờ lại đối xử với ông ấy như vậy, bề ngoài xấu xí thì có làm sao, còn hơn những người vẻ ngoài sạch sẽ, tinh tươm mà nhân cách không ra gì, ông ấy đã làm gì các người cơ chứ,..”

Lời thoại 2:

(Khi nói lời cảm ơn người đàn ông lạ mặt): “Cháu cảm ơn ông, xin ông thứ lỗi vì những hành động sai trái vừa rồi của làng cháu”

2. Dân làng

Lời thoại 1:

(Khi chửi bới, đánh đập người lạ mặt): “Này ông kia, quần áo rách rách nát nát trông như là ăn mày thế kia mà dám bước chân vào làng của bọn tôi à, ông nghĩ ông là ai cơ chứ, biến khỏi đây mau trước khi tôi tức giận thêm!”

Lời thoại 2:

(Khi người lạ mặt không chịu đi): “Ông không hiểu tôi nói cái gì sao? Hay phải để bọn tôi đánh ông thì mới hiểu được à?”

Lời thoại 3:

(Khi người lạ mặt không chịu đi): “Đánh ông ấy đi, kẻ ăn mày bẩn thỉu này không được chào đón ở đây”

Lời thoại 4:

(Sau khi nghe chú Mạnh bênh vực ông lão): “Tôi đã làm gì thế này, chúng ta đang phá vỡ truyền thống tốt đẹp của làng ta suốt bao năm nay sao? Bọn cháu xin lỗi ông vì chuyện vừa rồi, mong ông thứ lỗi”

3. Ông lão

Lời thoại 1:

(Khi bị đánh đập): “Ôi trời ơi, tôi đã làm gì cơ chứ, tôi đã phải đi suốt nhiều ngày nay mà chẳng nơi đâu được chào đón cả, tôi chỉ muốn nằm nghỉ một chút cũng không xin đồ ăn thức uống của các cậu”

Lời thoại 2:

(Khi cảm kích bởi lòng tốt của chú Mạnh): “Ta xin tặng cháu món đồ nhỏ này, mong rằng trên thế giới vẫn còn nhiều người tốt như cháu”.

Học sinh lớp 7 sáng tác kịch bản

Cô Hà Thị Thanh Tâm - Giáo viên Văn học FPT Schools Cầu Giấy chia sẻ: "Khi giao nhiệm vụ, các con đã làm việc hết sức nghiêm túc và sáng tạo mặc dù thời gian này đang trong kì nghỉ. Chỉ trong 1 thời gian ngắn - buổi sáng mà các con đã thả hồn mình vào thơ, vào những mẩu truyện tranh, biến mình trở thành nhà biên kịch tài năng. Khi đọc chị cảm thấy rất tự hào, vui, bất ngờ. Bình thường các con viết văn cũng khá tốt, vậy mà khi làm thơ còn hay hơn nữa".

Môn Sinh học được thể hiện rất sinh động qua những lăng kính vô cùng sáng tạo và độc đáo của các bạn học sinh nhà F:

Câu chuyện của nhà thám hiểm giấu tên với chuyến hành trình bí ẩn tìm hiểu về thiên nhiên

Câu chuyện của nhà thám hiểm giấu tên với chuyến hành trình bí ẩn tìm hiểu về thiên nhiên

Bài thơ của Vương Gia Khiêm lớp 6A2 tìm hiểu về quá trình thụ phấn ở cây

Bài thơ của Vương Gia Khiêm lớp 6A2 tìm hiểu về quá trình thụ phấn ở cây

Xin chào các bạn, tôi là hạt phấn. Trong thế giới thực vật của chúng tôi có rất nhiều điều kì diệu, phong phú đến mức bạn không thể tin nổi đâu. Bạn có biết rằng: la bàn không thể hoạt động trong rừng nguyên sinh,... Hôm nay tôi sẽ nói quá trình mà tôi có thể đến với nàng như thế nào!

Như mọi ngày, tôi thức dậy và nhìn thấy nàng. Một cô nàng quyến rũ cùng mùi hương không thể nào tả được. Từ lúc nhìn cô ấy, tôi có cảm giác như cô ấy chỉ dành cho mình. Và từ đó, ngày nào tôi cũng chăm chú, say mê nhìn cô ấy. Tuy nhiên, hôm nay, tôi đã thử xem làm thế nào để gặp nàng. Thật là may mắn, hôm nay trời có gió. Tôi đã nói chuyện với anh gió:

- Anh gió ơi, anh có thể giúp tôi không? Tôi muốn đến bên nàng ở bên kia.

Anh gió như hiểu ý tôi, liên thổi một cơn gió cực mạnh, đẩy tôi đến nàng. Nhưng đời không như là mơ, tôi bay xuống đất. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chạm phải chân xuống đất. Anh gió thấy thế, xin lỗi rồi lại thổi tôi lên trời. Đúng lúc đó, trời lại mưa, tôi phải đợi đến sáng hôm sau. Hôm nay tôi thức dậy và thấy chị ong:

- Em chào chị ông, chị có thể giúp em đến chỗ bông hoa kia được không?

Chị ong gật đầu, đưa tôi tới chỗ bông hoa kia. Thật may mắn khi nàng ấy cũng thích tôi. Từ đó, bọn tôi chung sống với nhau.

Tưởng tượng bản thân là hạt phấn để tự phiêu du trong cuộc hành trình tìm hoa

Môn Địa lý tưởng chừng khô khan nhưng lại rất sống động khi được thể hiện bằng tài thiết kế của các bạn nhỏ:

dialy 1

Nhớ trường nên tự làm hướng dẫn viên du lịch địa điểm FPT Schools Cầu Giấy – Dự án “Địa lý quanh ta” của học sinh khối THCS

Sự sáng tạo của các bạn nhỏ là không giới hạn. Chúng ta hãy cùng đón đợi những sáng tác độc đáo mới trong nhưng phần tiếp theo.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, học sinh mầm non đến THPT nghỉ học đến 08/03/2020 để phòng tránh dịch Covid-19. Trong thời gian này , các hoạt động dạy và học online vẫn tiếp tục được triển khai. Thầy cô  thực hiện những video nhằm tạo ra sự phong phú cho các môn học tại nhà của học sinh thay cho hình thức ghi chép hay làm bài tập truyền thống. Thông qua video, các bạn có thêm một lựa chọn khi muốn thay đổi không khí học tập, và cũng muốn tạo một kết nối online giữa thầy và trò.

Đồng thời, nhà trường sẽ duy trì thực hiện công tác phòng chống dịch theo đúng quy trình - đảm bảo an toàn.

 

Tin cùng chuyên mục

Đăng ký tư vấn

  • Vui lòng nhập lại các ký tự sau:

Tin mới nhất

Chuyên mục

Sự kiện sắp diễn ra

Cover event hoi thao 3.3
09:00
Trường TH&THCS FPT