Sáng tạo trong giảng dạy, cô giáo FSchools Cầu Giấy "hô biến" môn Công nghệ 4.0 thành những trải nghiệm thú vị

Ngày đăng: 19/10/2021

Bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ, triển khai những dự án có thể trực tiếp thực hành tại nhà, đồng thời áp dụng nhiều phương pháp khơi gợi hứng thú trong học tập của học sinh, cô giáo Trần Thị Bích Hằng – giáo viên Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy đã hô biến môn Công nghệ 4.0 trở thành những trải nghiệm vô cùng thú vị đối với học sinh.

Môn học Công nghệ 4.0 là một môn học đặc thù, cần được cần triển khai theo dạng dự án và hướng dạy STEM, nên trong môn học có khá nhiều phần thực hành trực tiếp cần học sinh làm việc nhóm để trao đổi, hình thành ý tưởng giải quyết vấn đề, thuyết trình và phản biện trước thầy cô và các bạn trong lớp. Vậy nên khi học online tại nhà, cùng với những tác động từ tiếng ồn hay cảm giác mệt mỏi do phải sử dụng máy tính trong thời gian dài,  một số em học sinh sẽ dễ mất tập trung, không thể chú ý tới bài học.

Chính bởi vậy, để biến những tiết học từ xa trở thành những trải nghiệm cực kỳ thú vị, hỗ trợ học sinh thực hành môn học ngay tại nhà, cô giáo Trần Thị Bích Hằng – Giáo viên Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy, đã áp dụng nhiều phương pháp sáng tạo trong giảng dạy.

Cô Hằng chia sẻ: "Mình nghĩ muốn học sinh hào hứng, tập trung học tập môn học, thì vấn đề mấu chốt là bài học cần phải hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Do đó với mỗi bài dạy, mình đều chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung giảng dạy, cách đặt vấn đề, tìm kiếm tất cả các công cụ online phù hợp với nội dung bài giảng để tăng cường sự tương tác tối đa từ học sinh".

Chân dung cô giáo Trần Thị Bích Hằng – giáo viên Tổ STEM và Công nghệ, Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy

Chân dung cô giáo Trần Thị Bích Hằng – giáo viên Tổ STEM và Công nghệ, Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy

"Thật may mắn là với sự phát triển của công nghệ, hầu như tất cả những phần kiến thức mình muốn truyền tải đến học sinh đều có rất nhiều phần mềm, trang web hỗ trợ. Ví dụ: thay vì việc quan sát một hình ảnh, một sự vật trực tiếp ngoài thực tế, mình có thể dùng các phần mềm 3D để học sinh trải nghiệm, nghiên cứu, phân tích online. Điều này cũng mang đến khá nhiều điều thú vị cho học sinh. Hay thay vì việc trực tiếp lấy linh kiện và lắp ráp mạch, các em có thể sử dụng các phần mềm thiết kế chọn các linh kiện và tiến hành lập trình, mô phỏng, chạy thử nghiệm. Hiệu quả mang lại từ các phần mềm uy tín cũng khá tốt" – cô Hằng chia sẻ thêm.

Một số hoạt động thực hành thông qua phần mềm tại lớp học của cô Hằng đã đem lại kết quả tốt phải kể đến như hoạt động “Thực hành thiết kế, xây dựng khu vườn trong mơ với Co-space”. Theo đó, trong dự án "Smart Garden", các em học sinh cần tạo một mô hình khu vườn thực tế có áp dụng các yếu tố công nghệ. Trước đây, khi học offline, học sinh sẽ lên ý tưởng, vẽ khu vườn vào giấy, trình bày ý tưởng của mình trước cả lớp. Nhưng khi học online, các em được sử dụng website co-space, là trang web học tập 3D, cho phép học sinh thiết kế và lập trình khu vườn ngay trong các giờ học online.

Bằng cách sử dụng website co-space, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế một khu vườn theo mong muốn của bản thân

Bằng cách sử dụng website co-space, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế một khu vườn theo mong muốn của bản thân

Trong hoạt động này, thầy cô cần hướng dẫn các con sơ lược phần đăng nhập, thư viện, tính năng các lệnh lập trình cơ bản, còn học sinh sẽ lên ý tưởng và mô hình hóa ý tưởng khu vườn lên không gian 3 chiều. Sau khi hoàn thành, các em sẽ thuyết trình mô hình của mình trước lớp. Nhờ vậy mà thông qua hoạt động này, các em sẽ xây dựng được ý tưởng về khu vườn thông minh để chuẩn bị cho các bài học sắp tới, áp dụng các yếu tố công nghệ cho khu vườn. Qua thử nghiệm, hiệu quả mà hoạt động đem lại cho những tiết học online hiện đang rất tốt.

Một sản phẩm từ dự án Smart Garden do học sinh của cô Bích Hằng thực hiện

Một sản phẩm từ dự án Smart Garden do học sinh của cô Bích Hằng thực hiện

Cô Hằng cũng cho biết, bên cạnh những hoạt động sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ, cô cũng triển khai nhiều hoạt động cho phép học sinh tự tay thực hiện tại nhà, ví dụ như dự án "Món ăn yêu thương" vừa qua. Ở hoạt động này, học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn lựa chọn nguyên vật liệu và chế biến món ăn ngay tại gia đình mình. Sau khi hoàn thành, các em sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng, calo của món ăn, mời người thân thưởng thức, đánh giá, và quay video hoặc chụp ảnh, đưa lên Canva để thiết kế video dự án. Ở tiết học tiếp theo, các em sẽ sử dụng chính những kiến thức thu thập được và video để thuyết trình về dự án.

Thông qua cách này, học sinh vừa nắm được các kiến thức môn học, vừa thực hành kiến thức dưới sự giám sát của người thân, vừa được thử làm youtuber ẩm thực (một trong những nghề hot hiện nay). Đồng thời, món ăn được gửi tới người thân thể hiện tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Ở dự án "Món ăn yêu thương", các em sẽ được thực hành ngay tại nhà, sau đó chụp ảnh đưa lên Canva để thiết kế một slide cho buổi thuyết trình trong tiết học tới

Ở dự án "Món ăn yêu thương", các em sẽ được thực hành ngay tại nhà, sau đó chụp ảnh đưa lên Canva để thiết kế một slide cho buổi thuyết trình trong tiết học tới

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hay cho học sinh thực hiện những dự án ngay tại nhà, để giúp học sinh tập trung hơn trong các giờ học, cô Hằng cũng luôn chú ý tạo các hoạt động tương tác cùng học sinh, luôn dẫn dắt để các em chủ động khám phá kiến thức và trình bày trước thầy cô cùng cả lớp thông qua hình thức Dạy học kiến tạo. Bên cạnh đó, cô Hằng cũng luôn linh hoạt trong việc đan xen những trò chơi liên quan đến bài học thông qua các phần mềm học tập như: ghép tranh tìm chủ đề khi vào bài học; thi đấu giữa các tổ để tìm đội chiến thắng; thi vẽ mô tả linh kiện trong môn học… Đôi khi, cô Hằng cũng sử dụng những trò chơi có liên quan đến vận động như yêu cầu học sinh tìm kiếm một đồ vật có tông màu sắc phù hợp với đồ vật của cô…

Các em học sinh hứng thú với hoạt động tìm kiếm đồ vật có tông màu xanh trong giờ học online của cô Bích Hằng

Các em học sinh hứng thú với hoạt động tìm kiếm đồ vật có tông màu xanh trong giờ học online của cô Bích Hằng

Cô Hằng cho biết: "Thông qua những thay đổi tưởng chừng như nhỏ bé này, mình cảm nhận được thông tin trong bài giảng được truyền tải một cách tốt và linh hoạt hơn. Ứng dụng những phương pháp này vào giảng dạy trực tuyến cũng đòi hỏi giáo viên phải tìm kiếm, nghiên cứu, thử nghiệm các ứng dụng công nghệ phù hợp môn học, tìm kiếm nguồn tài liệu cô đọng, xúc tích. Kiến thức cần phù hợp thực tiễn. Khi nội dung và cách truyền tải tốt, học sinh tự nhiên sẽ thích thú với môn học".

Được biết, vừa qua, cô Trần Thị Bích Hằng cũng đã có một buổi chia sẻ mang tên "Giảng dạy online sao cho hiệu quả" nhằm chia sẻ những kiến thức, những phần mềm mà mình biết tới đông đảo các thầy cô trong Tổ STEM và Công nghệ của Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy.

Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp.

Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình.

Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình.

Footer CG

Hải Ngân

Tổ chức giáo dục FPT

Tin cùng chuyên mục

Đăng ký tư vấn

  • Vui lòng nhập lại các ký tự sau:

Tin mới nhất

Chuyên mục

Sự kiện sắp diễn ra

olympic 1
08:00
Trường TH&THCS FPT